"Thiếp cảm ơn đức Linh Phi, đã thề sống chết cũng không bỏ. Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng trở về nhân gian được nữa"
Bồi dưỡng học sinh giỏi lần này, tôi dần qua đảo lại với hình ảnh Vũ Nương trong "Chuyện người con gái Nam Xương" của Nguyễn Dữ. Chẳng phải tôi đoán mò đề thi năm nay sẽ ra chủ đề đó, cũng chẳng phải đó là nội dung chính của phần ôn luyện. Chỉ vì...cứ mỗi lần đọc lại câu từ biệt của Vũ Nương, tôi lại phát hiện ra một điều thâm thúy
"Chim khôn kêu tiếng rảnh rang
Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe"
"Hữu xạ tự nhiên hương". vẻ đẹp tính cách của người con gái ấy đã thể hiện thật tự nhiên qua câu nói cuối cùng ấy.
Từ những ngày đầu chung sống với chồng, biết chồng có tính đa nghi, cả ghen, nàng đã ra sức giữ gìn khuôn phép để gia đình được ấm êm, hòa thuận. Những ngày chồng đi lính, một mình nàng nặng gánh gia đình, mẹ già con dại. Nàng đã quán xuyến tất cả với một mong mỏi chờ đợi chồng về để trọn niềm vui nghi gia nghi thất. Vậy mà vừa về, vì lời nói ngây thơ của đứa con bé bỏng, Trương Sinh, chồng nàng, đã phũ phàng đạp nát tất cả. Anh ta đạp nát gia đình bé nhỏ mà Vũ Nương gầy dựng với bao tâm huyết, đạp nát thế giới sống vốn dĩ bình dị nhưng là tất cả đối với nàng. Và hơn tất cả, anh ta đã tiêu hủy lí do sống của nàng, đó là danh tiết, là mái ấm gia đình. Không còn gì, nàng phải chọn cái chết! Vậy chính anh ta, gã chồng cuồng ghen ấy đã đẩy nàng đến cái chết. Thế nhưng Vũ Nương chỉ cần anh ta hiểu được nỗi oan của nàng, chỉ cần anh ta lập đàn giải oan cho nàng, nàng đã hiện về với câu nói đầy ân nghĩa ấy. Chỉ một câu nói thôi, hơn mọi lời thề non hẹn biển, Vũ Nương đã thể hiện tình yêu sâu sắc và tấm lòng bao dung dành cho người chồng vũ phu ấy "Đa tạ tình chàng"
Một học sinh ngậm ngùi hỏi tôi "Em sẽ viết lại cái kết của truyện. Em sẽ cho Vũ Nương về lại trần gian". Không đâu em, Vũ Nương đã nói rồi mà, nàng đã mang nặng ơn nghĩa của Linh Phi và đã thề sống chết cũng không bỏ. Một vẻ đẹp nữa toát ra từ khía cạnh này. Nàng khao khát được về với chồng con lắm chứ. Nàng yêu chồng đến thế cơ mà. Nhưng nàng không về, dù ngậm ngùi nuối tiếc nhưng nàng đã không về. Vì cái gì ư? Vì chữ "Nghĩa" và chữ "Tín" em à. Chữ "Nghĩa" và chữ "Tín" đôi khi quan trọng hơn chữ "Tình'. Và trên tất cả là chữ "Nhân" đó em. Linh Phi đã cảm thông, đã cho nàng một cuộc sống. Đó là tình người, dù Linh Phi chẳng phải là người! Thế giới thần tiên ở chốn thủy cung chẳng thể đem lại hạnh phúc cho nàng, vì chồng con của nàng đang ở chốn trần gian. Nhưng nàng không thể quên lời thề hẹn với ân nhân. "Thiếp cám ơn đức Linh Phi, đã thề sống chết cũng không bỏ". Nàng bỏ chữ tình để giữ trọn nghĩa ân đó em.
Lời từ biệt ấy cũng ẩn chứa một nỗi đau vô bờ. Lời từ biệt ấy để rồi âm dương cách biệt. Đau lắm, nhưng nàng đâu còn lựa chọn nào khác. Người ơi, hạnh phúc không tồn tại ở chốn trần gian. Và chốn thần tiên lại là một giấc mơ, mãi mãi chỉ là một giấc mơ thôi.
"Thiếp cảm ơn đức Linh Phi, đã thề sống chết cũng không bỏ. Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng trở về nhân gian được nữa"
Ai đó đã hủy diệt ước mơ chân chính của người phụ nữ "niềm vui nghi gia nghi thất" chẳng phải là tàn độc lắm sao?
NÓI VỚI CON
con dù lớn vẫn là con của mẹ đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con
Thứ Tư, 19 tháng 11, 2014
Thứ Năm, 23 tháng 10, 2014
VĨNH BIỆT ANH
Ngày 20/10 trôi qua trong nước mắt.
Đó là ngày thứ hai. Một người báo tin: "Thầy B mất rồi". Tôi ngước cái mặt méo mó của mình lên, há hốc và ngơ ngẩn hỏi "Hả?". Sau mấy giây, đầu óc tôi mới tiếp nhận thông tin. Nước mắt tuôn rơi. Tôi vào phòng vệ sinh đứng khóc.
Bạn tôi, đồng nghiệp của tôi, đồng chí của tôi đã vĩnh viễn ra đi.
Sau giải phóng 1975, tôi và anh là 2 học sinh đầu tiên của xã được kết nạp Đoàn. Tôi và anh cũng về trường nhận công tác trong một năm, kể từ năm 1989. Hai mươi lăm năm cùng chung bục giảng.
Những cái chung thật đáng quí, nhưng có một cái chung đáng quí hơn, tôi và anh chung tâm nguyện: hãy gắng sức vì học sinh Hòa Trị. Tôi và anh biết bao lần đã nhắc nhở nhau về điều này.
Cách đây 12 ngày, tôi đến cầm bàn tay gầy guộc của anh, anh vẫn còn bảo tôi: nếu giúp được gì cho các lớp A1, thì hãy cố gắng nhé.
Hôm ấy trước khi ra về, tôi đã dặn anh: không được bỏ cuộc, hãy tin tưởng rằng anh sẽ khỏe, chắc chắn thế. Đó là lệnh của tôi, anh không được bỏ cuộc
Vậy mà anh đã đi
Hôm đưa tang anh, có những đứa học trò năm xưa vội vàng chạy đến, đầm đìa nước mắt và nước mưa, Đồng nghiệp vây quanh anh, học trò vây quanh anh trong giờ tiễn biệt
Hãy an nghỉ anh nhé
Những người sống có tâm sẽ có tượng đài riêng trong tim người khác
Vĩnh biệt anh!
Đó là ngày thứ hai. Một người báo tin: "Thầy B mất rồi". Tôi ngước cái mặt méo mó của mình lên, há hốc và ngơ ngẩn hỏi "Hả?". Sau mấy giây, đầu óc tôi mới tiếp nhận thông tin. Nước mắt tuôn rơi. Tôi vào phòng vệ sinh đứng khóc.
Bạn tôi, đồng nghiệp của tôi, đồng chí của tôi đã vĩnh viễn ra đi.
Sau giải phóng 1975, tôi và anh là 2 học sinh đầu tiên của xã được kết nạp Đoàn. Tôi và anh cũng về trường nhận công tác trong một năm, kể từ năm 1989. Hai mươi lăm năm cùng chung bục giảng.
Những cái chung thật đáng quí, nhưng có một cái chung đáng quí hơn, tôi và anh chung tâm nguyện: hãy gắng sức vì học sinh Hòa Trị. Tôi và anh biết bao lần đã nhắc nhở nhau về điều này.
Cách đây 12 ngày, tôi đến cầm bàn tay gầy guộc của anh, anh vẫn còn bảo tôi: nếu giúp được gì cho các lớp A1, thì hãy cố gắng nhé.
Hôm ấy trước khi ra về, tôi đã dặn anh: không được bỏ cuộc, hãy tin tưởng rằng anh sẽ khỏe, chắc chắn thế. Đó là lệnh của tôi, anh không được bỏ cuộc
Vậy mà anh đã đi
Hôm đưa tang anh, có những đứa học trò năm xưa vội vàng chạy đến, đầm đìa nước mắt và nước mưa, Đồng nghiệp vây quanh anh, học trò vây quanh anh trong giờ tiễn biệt
Hãy an nghỉ anh nhé
Những người sống có tâm sẽ có tượng đài riêng trong tim người khác
Vĩnh biệt anh!
Thứ Sáu, 17 tháng 10, 2014
VỘI VÃ
Sao lúc nào ta cũng vội vã? Hình như ta chưa kịp làm điều gì đó cho mình?
Có lẽ thế thật.
Đã đến tuổi phải giã từ sự nghiệp ta vẫn thấy mình chưa thật sự trưởng thành. Ta vẫn còn ngu ngơ khi nghe ai đấy bảo rằng "Hãy biết yêu bản thân mình và hãy biết sống cho bản thân mình trước đã". Ta nhẩm tính lại, hình như ta chưa làm điều gì cho bản thân mình cả. Mỗi khi muốn làm điều gì đó cho bản thân, ta lại cảm thấy như xa xỉ quá, hoang phí, lại thôi.
Chưa kịp làm gì. Và đã muộn.
Ngày hôm qua, thiết tha và chua xót, ta nói với một đồng nghiệp " Bây giờ chị đã bớt phần nào lo lắng cho con. Chị gần như tập trung hoàn toàn vào công tác giảng dạy. Và chị thấy đến bây giờ chị mới đủ độ chín trong nghề nghiệp. Vậy mà chị chỉ còn mấy tháng nữa thôi. Chị không biết sẽ sống như thế nào khi giã từ bục giảng"
Đúng là vội vã, vội vã mà chả kịp làm gì.
Có lẽ thế thật.
Đã đến tuổi phải giã từ sự nghiệp ta vẫn thấy mình chưa thật sự trưởng thành. Ta vẫn còn ngu ngơ khi nghe ai đấy bảo rằng "Hãy biết yêu bản thân mình và hãy biết sống cho bản thân mình trước đã". Ta nhẩm tính lại, hình như ta chưa làm điều gì cho bản thân mình cả. Mỗi khi muốn làm điều gì đó cho bản thân, ta lại cảm thấy như xa xỉ quá, hoang phí, lại thôi.
Chưa kịp làm gì. Và đã muộn.
Ngày hôm qua, thiết tha và chua xót, ta nói với một đồng nghiệp " Bây giờ chị đã bớt phần nào lo lắng cho con. Chị gần như tập trung hoàn toàn vào công tác giảng dạy. Và chị thấy đến bây giờ chị mới đủ độ chín trong nghề nghiệp. Vậy mà chị chỉ còn mấy tháng nữa thôi. Chị không biết sẽ sống như thế nào khi giã từ bục giảng"
Đúng là vội vã, vội vã mà chả kịp làm gì.
Thứ Năm, 18 tháng 9, 2014
ĐÔI MẮT HỒ LI
Hút tận chân trời
Người ngủ quên ngày tháng
Ta mượn cung tà khí
Ta hát khúc liêu trai
Ta gọi người thức dậy
Ta gọi người về đây
Để giam người suốt kiếp
Trong đôi mắt hồ li...
Người ngủ quên ngày tháng
Ta mượn cung tà khí
Ta hát khúc liêu trai
Ta gọi người thức dậy
Ta gọi người về đây
Để giam người suốt kiếp
Trong đôi mắt hồ li...
Thứ Tư, 20 tháng 8, 2014
0GIỜ RỒI!
0h rồi! anh ngủ đi anh...
Em vẫn nhớ bài hát đó, "ba nó" à.
Đĩa hát của ca sĩ Hương Lan. Em nghe như giọng cô ta nghèn nghẹn. Hay là chỉ tại em nghèn nghẹn.
Mà "ba nó" mua chi đĩa hát đó trong những ngày đó nhỉ. Mình có hơn gì đâu! Em cố giấu một nỗi lo sợ vô hình miên man theo âm hưởng của mỗi ca từ.
Xót lắm "ba nó" à.
0h! 0h! 0h! Em đã thao thức trong đêm để đong đo cơm, áo, gạo, tiền.
0h! 0h! 0h! Em đã thao thức trong đêm để tính ngày đã qua và ngày sẽ tới.
Em đã đếm mòn cả trái tim và khối óc về những tháng ngày cay đắng để mong chờ quả ngọt tương lai. Em vắt kiệt sức mình để chờ ngày "khổ tận cam lai"
0h! 0h! 0h! Được trăn trở bên "ba nó" cũng là diễm phúc. Nhưng những tháng ngày ấy quá ngắn ngủi. Ngắn ngủi đến mức gần như không tồn tại trong cuộc đời em.
0h! 0h! 0h! Em xoay mình ôm con để đủ sức gánh trên vai hai vầng nhật nguyệt. Nhưng rồi, đôi tay buông lơi, hẫng hụt. Chỉ còn lại mình em lúc 0h...
Chỉ còn lại mình em lúc 0h...
0h rồi! anh ngủ đi anh...
Ngủ đi "ba nó". Và hằng đêm em cũng tự ru mình như thế!
Thứ Năm, 7 tháng 8, 2014
HOA HỒNG


Đã lâu lắm rồi mới mở lại BLOG. Nghĩ về con gái, muốn viết gì đó cho con gái.
Một tháng qua, má sống trong lo sợ đến nghẹt thở, kể từ khi con bảo bác sĩ đề nghị làm lại các xét nghiệm.
Tội nghiệp con. Đã gần 10 năm rồi, con sống với các bệnh viện, với các loại thuốc. Bệnh đã làm thay đổi vóc dáng nhỏ xinh của con thành nặng nề thô kệch. Bệnh đã làm đầu óc sáng suốt, nhạy bén của con trở nên trì trệ. Bệnh đã làm cho con từ năng động, tự tin trở nên mặc cảm, khép mình trong vỏ ốc. Má biết cả 10 năm qua con mệt mỏi biết bao cả tâm hồn và thể xác.
Nhưng bác sĩ từ đầu đã bảo má, đừng nói với con về bệnh tật, mà phải đòi hỏi cao ở con về sự phấn đấu nổ lực. Và má đã làm thế, dù rất biết con mệt mỏi, suy sụp thế nào.
Và, kết quả tái khám hôm qua, má đã bình tâm trở lại...
Vậy là tương đối ổn phải không con! Tương đối ổn về sức khỏe, dù rằng con vẫn phải tiếp tục uống thuốc. Tương đối ổn về chuyện học hành, dù rằng con vẫn phải học tiếp một thời gian nữa.
Cố lên con gái nhé.
Hoa hồng này cho con, là của riêng con. Bởi lẽ từ lúc sinh ra con đã ngát thơm như một nụ hồng.


Thứ Bảy, 31 tháng 5, 2014
NIỀM TIN CÒN LẠI
Những điều bịa đặt, những lời lẽ phỉ báng, mạt sát đó đã đâm vào ruột gan ta bao ngày tháng qua, đã cướp đi trong ta niềm tin yêu cuộc sống. Lúc ta kiệt quệ niềm tin thì bạn bè và học trò đã tiếp cho ta sức mạnh.
Bạn bè đã nghĩ về ta như thế này thì ta làm sao buông tay với cuộc đời!
Với những lời lẽ kia ta không bao giờ có thể dung thứ nữa rồi.
Với những lời lẽ kia ta không bao giờ có thể dung thứ nữa rồi.
PHẦN II: PHẦN THI VIẾT
“ ĐÓA HỒNG’’ TRONG
TÔI
Tôi
gọi chị như thế không ngoài lí do chị là người vô cùng yêu thích loài hoa này
mà còn bởi tấm lòng , tình yêu chị dành cho mọi người vô cùng dịu dàng, trong
sáng, tinh khôi ,chân tình như những đóa hồng chớm nở….
Khi
vừa nhận quyết định về dạy Trường THCS Hòa Trị 1, tôi không mấy ấn tượng về cô
tổ trưởng tổ Văn của mình – một người
phụ nữ nhỏ thó, gầy gò , ốm yếu , da bọc xương ...Thế nhưng , trái với thân
hình nhỏ nhắn ,gầy guộc ấy là một người phụ nữ có nghị lực phi thường, mạnh mẽ,
tràn đầy nhiệt huyết , hết lòng vì công việc . Chị xứng đáng là tấm gương người
phụ nữ Việt Nam
“ Tự tin – Tự trọng – Trung hậu – Đảm đang”. Đó là chị LÊ THỊ TIẾN – giáo viên
Tổ Ngữ văn , Trường THCS Lương Văn Chánh, huyện Phú Hòa, Tỉnh Phú Yên.
Sinh ra
trong một gia đình nông dân nghèo ở một xã giàu truyền thống cách mạng – Hòa
Trị , chị được cha mẹ đặt cho một cái tên vô cùng mộc mạc, giản dị là Tiến, cái
tên gửi gắm bao mong ước của gia đình là sau này lớn lên chị sẽ luôn tiến lên ,
trở thành người hữu ích cho xã hội. Thế
rồi cô bé Tiến càng lớn càng thông minh, duyên dáng, dịu dàng, giọng nói ấm áp
truyền cảm, tâm hồn vô cùng lãng mạn lại có năng khiếu thơ
văn nên việc trở thành cô giáo dạy Văn là vô cùng phù hợp.
Đến
tuổi lấy chồng, chị kết hôn với anh Tân cùng xã .Tên vợ chồng chị ghép lại là
Tân – Tiến, nghe thú vị ấy chứ! Và niềm hạnh phúc ấy nhân lên gấp bội khi lần
lượt hai đứa con kháu khỉnh một trai một
gái ra đời. Ngôi nhà nhỏ bé nằm dưới chân Núi Miếu – Hòa Quang luôn đầy ắp tình
yêu thương, rộn rã tiếng cười trẻ thơ khiến không ít người phải ghen tị…Những
tưởng hạnh phúc sẽ không gì có thể chia lìa được thì đột nhiên tai họa khủng
khiếp lại giáng xuống , chồng chị mắc phải căn bệnh ung thư quái ác. Bao nhiêu
vất vả bắt đầu đè nặng trên đôi vai gầy guộc của chị. Vừa lo tiền để chạy chữa
cho chồng, vừa chăm sóc hai đứa con thơ, vừa đảm bảo công việc ở trường giữa
lúc kinh tế khó khăn , đồng lương giáo viên ít ỏi lắm lúc cũng khiến chị mệt
mỏi nhưng chị không cho phép mình quỵ ngã. Rồi mọi cố gắng gần như vô vọng, khi
hạnh phúc vợ chồng chưa trọn, chồng chị đã sớm về cõi vĩnh hằng, để lại cho chị
hai đứa con thơ ( đứa lớn 10 tuổi, đứa nhỏ 8 tuổi). Không chứng kiến được cảnh
chị làm tang cho chồng nhưng tôi có thể hình dung được vóc dáng tiều tụy và cảm nhận phần nào nỗi
đau trong chị .
Gạt
nước mắt vào trong, sau khi lo cho chồng “mồ yên mả đẹp”, chị vững vàng, lạc
quan bước tiếp. Bây giờ chị vừa là cha , vừa là mẹ , là chỗ dựa tinh thần duy
nhất của các con. Bao nhiêu việc phải lo toan nhưng chưa bao giờ chị trễ nãi
việc trường. Rồi nỗi đau cũng nguôi
ngoai theo thời gian , mọi người luôn bắt gặp hình ảnh người phụ nữ tươi cười chở hai đứa trẻ bình yên trở
về “ Ngôi nhà nhỏ trên thảo nguyên”(Núi Miếu , Hòa Quang- cách mà chúng tôi hay
đùa chị ) .Như thấu hiểu phần nào nỗi vất vả của mẹ, hai đứa con ra sức vâng
lời mẹ, chăm ngoan, học giỏi .
Phải
nói chị là một người vô cùng yêu nghề mến trẻ, tận tụy với công việc , luôn
hoàn thành hiệu quả mọi công tác được giao ; sẵn lòng sẻ chia, giúp đỡ đồng
nghiệp; hết lòng vì học sinh thân yêu ; có tinh thần cầu tiến học tập để nâng
cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Ước mơ của chị là học lên đại học để nâng
cao tay nghề nhưng tiếc rằng đành phải dừng lại giữa chừng vì hoàn cảnh gia
đình khó khăn khi đứa con gái của chị lên lớp 10 bị bệnh bướu cổ. Lại thêm một
lần nữa chị vất vả, lo lắng vì bệnh tình
của con…
Năm
2007, chị đảm nhiệm chức Chủ tịch Công đoàn nhà trường và dạy Ngữ văn 9.Dường
như chị sinh ra không chỉ để dạy Văn mà còn để làm công tác công đoàn thì
phải.Ở cương vị này , chị luôn nhiệt tình , năng nổ, giải quyết công việc vô
cùng nhạy bén , linh hoạt , thấu tình đạt lí khiến ai cũng khâm phục, nể trọng.
Đặc biệt chị luôn đặc lợi ích của tập thể lên trên lợi ích cá nhân,có tinh thần
xây dựng tập thể, đoàn kết, quan tâm
đến đời sống cán bộ đoàn viên, thấu hiểu
tâm tư tình cảm , nguyện vọng của anh chị em , kịp thời chia sẻ, động viên để
giúp giáo viên vượt khó vượt khổ ; những tin nhắn , lời chúc nhân ngày 8/3, 20/10, 20/11… giúp chị em phần
nào vui hơn, ấm lòng hơn… Bằng tấm lòng chân tình, chị đã tạo nên hình ảnh mọt
người phụ nữ năng động, giàu tình yêu thương, hết lòng vì mọi người.
Ai cũng
nghĩ làm công tác công đoàn nhàn lắm, thế nhưng có làm mới biết “Thức đêm mới
biết đêm dài”, lắm lúc chị phải đi sớm về tối để hoàn thành kịp thời công
việc.Chị như con ong chăm chỉ, cần mẫn, đem đến cho đời những giọt mật tinh túy
nhất. Những lúc có hoạt động phong trào văn nghệ, thể dục thể thao, chị luôn
“có mặt kịp thời trên từng cây số” để khích lệ tinh thần tập luyện cũng như thi
đấu của anh chị em. Nhờ tinh thần trách nhiệm cao trong công tác mà Công đoàn
nhà trường luôn được nhân bằng khen của các cấp.
Hờn con
nhưng không thể bỏ cháu, cha mẹ chồng cho chị một mảnh đất ở Hòa Trị để các
cháu có thể gần gũi ông bà nội. Ông bà ta có câu: “Đàn ông xây nhà, đàn bà xây
tổ ấm”và bây giờ một mình chị vừa xây nhà vừa xây tổ ấm, tôi thán phục chị vô
cùng.
Công tác
công đoàn và giảng dạy đã khiến sức khỏe của chị phần nào giảm súc, lại thêm chị phải chắt
chiu từ đồng lương của mình để nuôi hai con
học đại học ở Thành phố Hồ Chí Minh, “ăn không dám ăn, mặc không dám mặc”,chị
đã suy nhược cơ thể và liệt dây thần kinh số 7, thật ái ngại quá...Thương cảnh
“mẹ giá con côi”, nhà trường cũng như tổ Ngữ văn tạo mọi điều kiện giảm tiết
giảng dạy trên lớp để chị chuyên tâm làm công tác công đoàn nhưng chị từ
chối.Với chị, được đứng lớp , được giảng dạy là niềm vui, là lẽ sống ,là hạnh
phúc của đời chị.Quả thật như thế, hình ảnh cô giáo Tiến trong tà áo dài mộc
mạc, giản dị đã thu hút tinh thần học tập của các em học sinh.Chị thương học sinh như con, tận tâm tận tình
truyền đạt kiến thức, rèn kĩ năng sống, đạo lí làm người…Nghĩ về cô, một số em
học sinh bộc bạch: “ Chúng em xem cô như người mẹ thứ hai của mình”.
Bây
giờ, chị không làm công tác công đoàn nữa và chị vẫn thế, hăng say, nhiệt huyết
giảng dạy . Trong đợt hội giảng vừa rồi, chị luôn “kề vai sát cánh” cùng chị
Tâm .Thoáng thấy bóng chị và chị Tâm, cả tổ ai cũng đùa : “Cặp bài trùng xuất
hiện kìa!”.Nói đùa thế thôi chứ chị cũng quan tâm và góp ý tiết dạy cho tôi
nhiều lắm. Đêm trước khi lên đường thi hội giảng giáo viên giỏi THCS cấp huyện,
tôi nhận được tin nhắn từ chị lúc 22 giờ 43 phút :“MÃ ĐÁO THÀNH CÔNG!” Tôi thầm
cảm ơn chị vô cùng.
Chỉ còn
gần một năm nữa là chị về hưu, tôi mong chị có thừa sức khỏe để cống hiến, để
yêu thương ,để thực hiện trọn vẹn nghĩa vụ thiêng liêng , cao cả của mình. “Đóa
hồng” trong tôi – mãi mãi trường tồn , …mãi mãi tỏa hương …
Người viết
Dương
Thị Quốc Kha
NGƯỜI “CHỊ” CỦA CHÚNG TÔI
Công đoàn nhà trường phát động viết bài dự thi
về tấm gương “Nữ hai giỏi”. Mọi người rộn ràng tìm kiếm một hình mẫu để đưa vào
bài viết. Riêng tôi, từ lâu, tôi đã có ý tưởng viết về chị. Ý tưởng đó đã hình
thành trong tôi từ buổi sáng hôm ấy…
Đó là một buổi sáng đầu tháng ba. Cái
tháng ba bộn bề công việc. Chúng tôi tất bật với một lịch công tác dày đặc của
chuyên môn, vất vả nhất là việc chuẩn bị cho kỳ hội giảng giáo viên giỏi cấp
huyện…Trông ai ai cũng làm việc cũng rất căng thẳng. Sáng hôm ấy, tôi có tiết
trống, vừa bước chân vào phòng hội đồng thì thấy chị ấy đang ngồi một mình, cặp
mắt đỏ hoe. Tôi đoán ngay đã có chuyện
gì xảy ra. Tôi đến gần, hỏi chị:
-
Chị làm sao thế?
Giọng chị nghẹn ngào tức tưởi, kể cho tôi
nghe câu chuyện. À, thì ra chỉ vì chị cho một cô giáo ở tổ Hóa- Sinh mượn giờ
để dạy thử tiết hội giảng giáo viên dạy giỏi sắp tới. Thế nhưng cô ấy lại quên,
không lên lớp, bỏ lớp ồn. Giáo viên dạy lớp bên cạnh biết tiết đó là tiết dạy
của chị nên gọi điện cho chị. Chị vội vã chạy lên thì tiết học đã kết thúc. Tôi
an ủi:
-
Mất một tiết thôi
mà! Hôm sau chị dạy bù là được…
Chị
bảo:
- Chị đã dạy chậm chương trình, nhưng hôm
nay lại mất tiết một cách vô lí. Với lại học sinh lớp 9, cuối cấp mà em. Mất
bài vở thì tội cho các em lắm.
Nghe chị nói vậy. Tôi rơm rớm nước mắt,
xoay mặt giả vờ xem thời khóa biểu để chuẩn bị lên lớp. Nhưng thực ra tôi xúc
động và thầm thán phục chị, một con người đầy nhiệt huyết, hết lòng vì học sinh
thân yêu.
Chị vẫn thế, xưa nay…Chị vẫn như ngày
nào tôi mới về trường nhận công tác. Đó vừa là người bạn đồng nghiệp vừa là
người chị cả mà tôi đã gắn bó gần 25 năm, là người đã thật sự để lại trong tôi
một niềm kính yêu, mến phục. Chị là cô giáo Lê Thị Tiến- giáo viên THCS Lương
Văn Chánh, là tấm gương tiêu biểu để chúng tôi học hỏi và noi theo.
Với
một vóc dáng nhỏ nhắn, mảnh mai trông đến yếu đuối, nhưng nghị lực của chị đáng
cho chúng tôi nể phục. Cuộc đời của chị gặp nhiều gian truân trắc trở. Chị kết
hôn và xây dựng gia đình trong thời bao cấp, thời khó khăn của đất nước. Nhưng
gia đình nhỏ của chị sống thật hạnh phúc, vì anh chị đến với nhau bằng tình yêu
thật sự. Ngôi nhà nhỏ của chị nằm dưới chân núi Miếu- Hòa Quang, luôn đầy ắp
tiếng cười của hai con trẻ, một trai, một gái. Cuộc sống hạnh phúc của chị làm
cho chúng tôi ngưỡng mộ. Chúng tôi thường hay đùa và đặt cho ngôi nhà của chị
là “Ngôi nhà nhỏ trên thảo nguyên”.
Có lẽ đó là quãng thời gian hạnh phúc nhất đời chị. Ngày ngày, chị đến trường
vẫn tràn đầy niềm vui và hạnh phúc của một người vợ, người mẹ, một cô giáo trẻ
năng động lạc quan. Chắng bao giờ chị than vãn điều gì. Những giờ lên lớp chị
dồn hết tâm huyết và niềm say mê truyền đạt lại cho các em những kiến thức, bài
học hay qua lời giảng êm ái ngọt ngào của một cô giáo dạy văn, khiến học sinh đứa nào cũng thích đến giờ học
của chị. Còn đối với bạn bè đồng nghiệp, mỗi khi gặp khó khăn gì trong chuyên
môn, chị đều chia sẻ kinh nghiệm trong giảng dạy, bởi vì chị là một tổ trưởng chuyên
môn có năng lực
Thế rồi, những ngày tháng hạnh phúc
ngắn ngủi trong đời chị đã tan biến. Một tai họa khủng khiếp giáng xuống gia
đình bé nhỏ ấy, chồng chị mắc phải căn bệnh hiểm nghèo. Đau khổ, bất hạnh dồn
dập đè nặng trên đôi vai gầy của chị. Phần thì kinh tế khó khăn, hai đứa con
còn nhỏ, phần công việc ở ở trường. vừa đứng lớp vừa làm công tác quản lý
chuyên môn của tổ. Chúng tôi nghĩ rằng chị sẽ quỵ mất. Xót xa, thương chị,
chúng tôi chỉ biết vận động, quyên góp giúp đỡ và chia sẻ, động viên để chị
vượt qua hoàn cảnh. Có lẽ với tình thương yêu của bạn bè, đồng nghiệp là điểm
tựa để giúp chị đối mặt với sự thật. Dù chị đã tìm mọi cách chạy chữa cho chồng
nhưng tất cả chỉ là vô vọng. Anh đã ra đi cũng vào một ngày tháng ba, cái tháng
dày đặc công tác của ngành giáo dục! Tôi nhớ mãi hình dáng của chị trong ngày
hôm ấy. Chị bé nhỏ, lùng thùng trong chiếc áo tang, vòng tay ôm hai con, một
đứa mười tuổi, một đứa tám tuổi. Nhìn mẹ con chị không ai ngăn được nước mắt.
Nhưng sau khi lo xong cho chồng mồ yên mả
đẹp, chị đã bước tiếp, những bước thật vững vàng trên con đường đời và con đường
sự nghiệp. Chị tâm sự với chúng tôi:
- “Chị không muốn sự mất mát này ảnh hưởng
đến tâm lí của hai đứa nhỏ, nên chị không bao giờ khóc trước mặt chúng. Có nhớ
anh ấy thì cũng chờ khi chúng đi học hết rồi mới gục đầu lên bàn thờ anh mà
khóc”
Chị ý thức được bây giờ chị là chỗ dựa duy
nhất cho con, chị vừa là bố vừa là mẹ của con nên chị phải đứng vững trước đau
thương ấy. Và chị lại tiếp tục nén nỗi đau, tìm niềm vui trong công việc. Đơn
độc gánh vác việc nhà, nhưng chị cũng không bao giờ trễ nãi việc trường. Chị
hoàn thành mọi công việc được giao, kể cả công việc hổ trợ cho đồng nghiệp. Những
khi trong tổ có người nghỉ ốm hay đi công tác, chị đều nhận dạy thay. Thương
chị! Tôi hay to nhỏ bảo chị để anh em trong tổ gánh bớt. Chị vẫn cười tươi, rất
duyên, và đầy thân thiện:
- Niềm vui lớn nhất của chị là được đứng
trên bục giảng…
Bỗng dưng tôi cảm thấy mình thật nhỏ bé
khi đứng trước chị…
Vài năm sau, chị về cất nhà ở Hòa Trị, vừa
để cho hai con được gần ông bà nội, vừa thuận tiện công tác cho chị và chuyện
học của con cái. Sau khi chị hoàn tất ngôi nhà, chúng tôi thật sự ngạc nhiên.
Tôi hỏi chị:
- Anh mới mất, chị làm gì có tiền xây nhà
lớn vậy?
Chị tâm sự:
Chị tâm sự:
- Tất cả là nhờ chị tích cóp dành
dụm từ tiền lương đó em, chứ cha mẹ hai bên đều nghèo đâu có giúp được. Chị
cũng đâu dám vay mượn, con đang tuổi ăn tuổi lớn, vay mượn rồi lấy gì nuôi tụi
nó.
Tôi
thật phục chị. Đa số giáo viên chúng tôi đều phàn nàn lương giáo viên không đủ
sống, phải chạy vạy làm thêm, dạy thêm, biết sai qui định mà vẫn phải dạy thêm
để kiếm thêm thu nhập. Vậy mà chị lại có thể cất nhà bằng đồng lương thì tài
thật. Chị đưa ra một chân lí thật giản dị “Khéo
ăn thì no, khéo co thì ấm”
“An
cư, lạc nghiệp”, có nhà cửa khang trang rồi, chị tập trung vào việc trường,
việc nhà. Năm học nào chị cũng đạt thành tích giáo viên giỏi, chiến sĩ thi đua
cơ sở và “Nữ hai giỏi”. Say mê với bục giảng nhưng chị cũng không hề chểnh mãng
việc nuôi dạy hai con. Con chị cũng trưởng thành theo năm tháng, chúng thương
mẹ nên cố gắng học thật giỏi. Hai đứa đều lần lượt đậu vào trường chuyên, rồi
trường đại học. Có lẽ đó là phần thưởng
mà chúng bù lại cho chị sau bao tháng năm nhọc nhằn, vất vả. Đầu năm 2007, chị
được anh em giáo viên tín nhiệm bầu làm chủ tịch công đoàn. Với cương vị là một
chủ tịch công đoàn, chị luôn nhiệt tình năng nổ chăm lo cho đời sống của đoàn
viên mình. Lúc nào đến trường, tôi cũng gặp chị say sưa làm việc bên chiếc máy
vi tính. Có người đùa: “Chủ tịch ôm máy chơi game chứ gì”. Chị chỉ cười, thanh
minh:
- Công việc nhiều lắm. Nào tham khảo công
văn để xây dựng kế hoạch công tác, chỉ đạo thực hiện kế hoạch đó, rồi làm báo
cáo, sổ sách công đoàn, rồi lại còn đứng lớp nữa chứ …
Chị dạy văn 2 lớp 9. Có lần Ban giám
hiệu có ý định giảm cho chị 1 lớp để chị tập trung công tác công đoàn. Nhưng
chị không đồng ý. Chị bảo được đứng lớp là niềm vui, là sức khỏe của chị.
Chúng tôi hiểu chị. Chị dồn hết thời gian
vào công việc vừa là yêu công việc nhưng cũng có lẽ chỉ có vùi đầu vào công
việc mới giúp chị bớt nỗi buồn cô quạnh khi chị trở về nhà. Bởi hai con của chị
đang làm việc và học tập ở Sài gòn. Đứa con trai lớn đã tốt nghiệp ở Đại học Sư
phạm kỹ thuật, đang làm việc ở một công ty nước ngoài. Cô gái út đang học năm
cuối của trường đại học Xã hội và Nhân văn.
Đồng lương giáo viên ngày càng được nâng cao,
đời sống cán bộ, giáo viên đã được cải thiện. Nhưng người “Chị” của chúng tôi
vẫn thế. Chị sống thật giản dị. Đến bây giờ chị vẫn đến trường bằng chiếc cúp
50 cũ kỹ. Đôi lúc chúng tôi đùa với chị:
- Chủ tịch công đoàn của trường Lương
Văn Chánh- một trường lớn, chị phải đổi xe đời mới và mặc những bộ trang phụ
đắt tiền, làm tóc, đi giày cao gót… cho xứng bà chủ tịch chứ! Chị cứ xềnh xoàng
như thế là không được đâu.
Chị mỉm cười rồi lặng lẽ bỏ đi. Tôi nhận
ra nỗi buồn tủi trong nụ cười ấy. Tôi ân hận chỉ “đùa! chút thôi!” đã khiến chị tủi thân. Nhưng rồi hôm sau gặp lại
chị vẫn cởi mở, vẫn cười nói như chưa hề nghe câu nói của chúng tôi. Tấm lòng
của chị thật vị tha. Chị cũng là người bạn tâm sự của chị em trong trường. Ngay
cả tôi mỗi khi gặp chuyện buồn đều tìm đến chị để được chia sẻ. Chị thường động
viên an ủi. Sự đồng cảm của chị khiến cho tôi nhẹ lòng. Trong một lần về thăm
trường, đồng chí trưởng phòng giáo dục của huyện đã nhận xét về chị “Cô ấy sinh
ra để làm công tác công đoàn”. Lời nhận xét dí dỏm nhưng cũng thật chính xác
Bây
giờ chị đã bước sang tuổi ngoài năm mươi, chỉ còn một năm nữa chị sẽ về về nghỉ
hưu. Tôi cầu mong chị luôn khỏe mạnh, mong chị mãi mãi là người “Chị” của chúng
tôi!
(Lê Thị Bích Nguyệt)
........................................................................
Họ
và tên : Nguyễn Thị Hoa
Đơn vị công
tác: Trường THCS Lương Văn Chánh
Trường THCS Lương Văn Chánh có một nữ
viên chức điển hình đó là Chị Lê Thị Tiến,
thể hiện được phẩm chất đạo đức của người phụ nữ Việt Nam . Chị đã thể hiện vai trò làm vợ, làm mẹ của người phụ nữ , đồng
thời khẳng định vị thế của chị em trong gia đình , cộng đồng xã hội .
Qua cuộc thi tìm hiểu về bình đẳng giới và một số vấn đề liên quan đến công
tác nữ , tôi nhận thấy Chị Tiến đã đạt được các tiêu chí của người phụ nữ Việt Nam . Chị
vừa năng động trong công tác , vừa sáng tạo, có lối sống văn hóa , đảm đang và
có lòng nhân hậu.
Tôi rất khâm phục Chị vì sự chịu khó, chịu khổ nhưng chị không hề than
phiền. Chồng Chị bị bệnh nặng, Chị đã hết lòng chạy chữa nhưng cơn bệnh hiểm
nghèo đó không qua được anh phải qua đời để lại hai con thơ. Một mình chị phải
lo nuôi dạy con, phải gánh chịu bao nhiêu khó khăn vất vả. Sự hy sinh lo cho
chồng, cho con cuối cùng hiện nay cũng đem lại niềm hạnh phúc cho Chị là hai
con đã lớn khôn và thành đạt.
Thật vậy, tôi vô cùng khâm phục một
người phụ nữ như Chị , xứng đáng cần phải noi gương theo một đức tính vô cùng
cao thượng. Bên cạnh những đức tính trên Chị còn có nhiều tính cách cần phải
học tập theo Chị. Biết sắp xếp việc nhà và việc
xã hội, sắp xếp thời gian nghỉ ngơi, học tập, nâng cao trình độ, chăm sóc bản
thân, chủ động chuẩn bị những điều kiện cần thiết để trở thành người công dân
tốt, một người mẹ hiền. Chị thật đúng
là người phụ nữ hôm nay có tri thức nhiều hơn, được độc lập về kinh tế
nhiều hơn và đồng thời cũng biết cách tạo ảnh hưởng của bản thân đối với các
thành viên trong gia đình là người biết lấy các giá trị bền vững của gia đình
làm nền tảng để tiếp nhận những giá trị mới làm cho gia đình phát triển hơn,
hạnh phúc hơn , thực sự trở thành một người phụ nữ hiện đại, đầy năng động
nhưng vẫn đảm đang: Thực hiện tốt hai vai “giỏi việc trường, đảm việc nhà” Tự
bồi dưỡng kiến thức toàn diện về mọi mặt và kỹ năng sống ; quanh năm suốt tháng
tận tụy làm những công việc , lo cho gia đình, chăm sóc và giáo dục con cái thành
những công dân có ích cho xã hội. Chị là người phụ nữ thuộc “đa số thầm lặng”
ấy vẫn là những phụ nữ thành đạt. Vì công lao của chị đối với gia đình là rất
lớn, vì Chị đã bươn chải chèo chống thành công đưa gia đình vượt qua hàng nghìn
nỗi khó khăn nhỏ nhặt hằng ngày, để các con Chị được học hành tử tế, và để gia
đình Chị thuận hòa hạnh phúc dù không giàu có.
Tôi lấy làm hãnh diện vì trường tôi đã
có một người phụ nữ đẹp như Chị . Cái đẹp ở đây không phải là hình thức mà đẹp toàn diện
về phẩm chất về đạo đức trong tâm hồn . Chị biết
cách sắp xếp, phân công công việc cho các thành viên trong gia đình một cách
hợp lý. Là người cần cù, sáng tạo, chăm chỉ trong lao động, tạo thu nhập ổn
định, đóng góp vào nguồn thu của gia đình, đồng thời biết cách chi tiêu hợp lý,
thực hành tiết kiệm, bảo đảm về cơ sở vật chất để gia đình tồn tại và phát
triển.
Trong trường Chị luôn là con chim đầu đàn, luôn hoàn thành tốt các công
việc được giao. Luôn tích cực học tập,
nghiên cứu nâng cao kiến thức , rèn luyện tay nghề. Mạnh dạn áp dụng những kiến
thức thu nhận được vào thực tiễn công việc và cuộc sống hàng ngày. Chị thường
trao đổi chia sẻ những tri thức , hiểu biết và kinh nghiệm trong công việc,
cuộc sống cho chị em, bạn bè , đồng nghiệp cùng tiến bộ. Chị luôn có ý thức và
luôn trau dồi phẩm chất , đạo đức .
Chị thật sự là những người phụ nữ biết
nuôi dạy con cái nên người, biết sẻ chia với cộng đồng và biết sống đẹp đời mình ngay
trong gia đình. Nếu gia đình là tế bào của xã hội, thì Chị mãi mãi người phụ nữ
vẫn là “tế bào gốc”, là “gien trội” để gia đình luôn là những viên gạch tốt xây
nên ngôi nhà xã hội bền vững.
Hòa Trị , ngày 20 Tháng 5 năm 2014
Người
viết
Nguyễn
Thị Hoa
.............................................................
BÀI THUYẾT TRÌNH THI CẮM HOA DẠI (CHƯƠNG TRÌNH HỘI TRẠI 26/3/2014)
BÀI THUYẾT TRÌNH THI CẮM HOA DẠI (CHƯƠNG TRÌNH HỘI TRẠI 26/3/2014)
Kính thưa Ban giám khảo
Kính thưa các thầy cô giáo và tất cả các bạn
Bình hoa của chúng em hôm nay không chỉ để dự thi mà còn để tặng cho một cô giáo mà chúng em yêu quí.
Kính thưa Ban giám khảo
Cho chúng em được phép gởi đến cô giáo của chúng em những lời này
Gởi cô giáo
Tình cảm mà chúng em dành cho cô không ngôn từ nào diễn tả được, vì thế mọi lời yêu thương chúng em xin gởi trọn vào lẵng hoa này để tặng cô.
Trong lẵng hoa ấy là 36 bông hoa giấy tượng trưng cho 36 học sinh của lớp 9A4. 36 trang giấy trắng nhuộm thăm tình yêu thương vô bờ bến của cô, 54 bông hoa cúc dại chính là tuổi đời 54 của cô, 1 bông hoa chuối đỏ chói ở giữa là trái tim đầy nhiệt huyết, luôn yêu đời, yêu nghề, yêu học sinh. Những chiếc lá xanh kia chính là những kỷ niệm buồn vui mà cô trò từng trãi. Đó là những lần cô đã cười, những lần cô đã khóc và cả những lần cô nổi giận với chúng em. Nhưng có lẽ chúng em nhớ nhất là những lần cô đã khóc. Cô khóc vì bài giảng quá xúc động, cô khóc khi chúng em không nghe lời, và cô khóc cả những khi chúng em đạt thành tích cao trong học tập. Giọt nước mắt cô khẽ lăn trên đôi má hao gầy và cô khẽ đưa bàn tay gầy guộc của mình để lau đi nước mắt. Hình ảnh ấy sẽ theo mãi chúng em cùng năm tháng. Và chúng em mong muốn rằng tất cả những gì trên lẵng hoa hôm nay sẽ kết thành chiếc khăn tay. Một chiếc khăn tay giúp cô lau khô những giọt nước mắt trên hàng mi và cả những giọt nước mắt trong trái tim cô nữa, cô ơi...
Mong cô luôn vui khỏe, hạnh phúc, luôn lạc quan yêu đời yêu nghề và trẻ mãi với thời gian
Thay mặt lớp 9A4
Lớp trưởng: Trần Đình Huy
Kính thưa các thầy cô giáo và tất cả các bạn
Bình hoa của chúng em hôm nay không chỉ để dự thi mà còn để tặng cho một cô giáo mà chúng em yêu quí.
Kính thưa Ban giám khảo
Cho chúng em được phép gởi đến cô giáo của chúng em những lời này
Gởi cô giáo
Tình cảm mà chúng em dành cho cô không ngôn từ nào diễn tả được, vì thế mọi lời yêu thương chúng em xin gởi trọn vào lẵng hoa này để tặng cô.
Trong lẵng hoa ấy là 36 bông hoa giấy tượng trưng cho 36 học sinh của lớp 9A4. 36 trang giấy trắng nhuộm thăm tình yêu thương vô bờ bến của cô, 54 bông hoa cúc dại chính là tuổi đời 54 của cô, 1 bông hoa chuối đỏ chói ở giữa là trái tim đầy nhiệt huyết, luôn yêu đời, yêu nghề, yêu học sinh. Những chiếc lá xanh kia chính là những kỷ niệm buồn vui mà cô trò từng trãi. Đó là những lần cô đã cười, những lần cô đã khóc và cả những lần cô nổi giận với chúng em. Nhưng có lẽ chúng em nhớ nhất là những lần cô đã khóc. Cô khóc vì bài giảng quá xúc động, cô khóc khi chúng em không nghe lời, và cô khóc cả những khi chúng em đạt thành tích cao trong học tập. Giọt nước mắt cô khẽ lăn trên đôi má hao gầy và cô khẽ đưa bàn tay gầy guộc của mình để lau đi nước mắt. Hình ảnh ấy sẽ theo mãi chúng em cùng năm tháng. Và chúng em mong muốn rằng tất cả những gì trên lẵng hoa hôm nay sẽ kết thành chiếc khăn tay. Một chiếc khăn tay giúp cô lau khô những giọt nước mắt trên hàng mi và cả những giọt nước mắt trong trái tim cô nữa, cô ơi...
Mong cô luôn vui khỏe, hạnh phúc, luôn lạc quan yêu đời yêu nghề và trẻ mãi với thời gian
Thay mặt lớp 9A4
Lớp trưởng: Trần Đình Huy
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)